Đây là khu Căn cứ Khu ủy Sài Gòn – Gia Định (còn gọi Y4, T4) được tồn tại trong những năm chiến tranh hết sức ác liệt, mà toàn bộ Lãnh đạo Khu ủy (đồng chí Võ Văn Kiệt, Bí thư Khu ủy; đồng chí Trần Bạch Đằng, Phó Bí thư Khu ủy và đồng chí Mai Chí Thọ - Phó Bí thư Khu ủy Sài Gòn – Gia Định đã về đứng chân chỉ huy địa bàn trong những năm ác liệt từ 1969 -1970).
Theo Lịch sử Đảng bộ Thành phố, tháng 6/1969, cơ quan lãnh đạo của Khu ủy Sài Gòn – Gia Định đứng trước những trận truy quét liên tục của kẻ thù, đã chuyển về trú đóng tại xã Tân Phú Tây,, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre là vùng vừa mới giải phóng, có sự kiên cường bảo vệ của nhân dân để bảo vệ căn cứ.
Về địa hình đây là vùng nhiều sông, rạch chia cắt, có nhiều cây cao, vườn dừa liên tiếp che chắn, địch không thể hành quân bằng xe cơ giới, thiết giáp, kể cả việc dùng trực thăng đổ quân đàn áp cũng bị hạn chế rất nhiều khi hành quân. Lợi dụng tình hình này các đồng chí Lãnh đạo Khu ủy đã được nhân dân, như các đồng chí trong chỉ huy quân sự của xã Tân Phú Tây, huyện Mỏ Cày bảo vệ bí mật hoàn toàn chu đáo lúc đó, để các đồng chí lãnh đạo Khu ủy chỉ đạo phong trào.
Trong thời gian mà Cơ quan Khu ủy Sài Gòn - Gia Định trú đóng tại đây, kẻ địch đã tổ chức nhiều cuộc hành quân càn quét, bắn phá, nhưng đều bị lực lượng bảo vệ cùng lực lượng vũ trang của tỉnh bến Tre bẻ gãy, làm thất bại mọi kế hoạch của chúng...
Tuy thời gian đóng quân không dài song Cơ quan của Khu ủy Sài Gòn – Gia Định đã được sự hỗ trợ, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện đầy tình nghĩa của quân - dân Sài Gòn – Gia Định và huyện Mỏ Cày, trong những thời khắc đầy chí nghĩa chí tình lúc chiến tranh ác liệt.
Sau chiến tranh, để lưu giữ lại dấu tích của một thời chiến đấu gian khổ, những hoạt động đầy tình nghĩa giữa Thành phố và tỉnh Bến Tre, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Bến Tre đã quyết định phục hồi lại Khu di tích mở rộng trên diện tích khoảng 2ha; với nhiều hạng mục chính gồm: nhà trưng bày các hiện vật lịch sử trong giao đoạn 1969 – 1975; dựng bia lưu niệm tại xã Tân Phú Tây; các hầm ở và làm việc của đồng chí Võ Văn Kiệt; nơi ở và làm việc của bộ phận cơ yếu, hầm cứu thương; hầm bí mật làm việc của các đồng chí Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Trần Bạch Đằng; và các công trình liên quan khác, đã được ngành văn hóa Bến Tre bảo quản chu đáo.
Hiện vào Khu căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định chúng ta vẫn thấy những chiếc hầm (hình giếng đựng nước) mà nhân dân xã Tân Phú Tây, huyện Mỏ Cày đã xây dựng nhằm cho trú ẩn cho các đồng chí Lãnh đạo Khu ủy khi có chiến sự. Điều đặc biệt ở đây là những đợt chiến sự, cũng như những lần máy bay kẻ địch đến oanh kích, nhân dân xã Tân Phú Tây, huyện Mỏ Cày đã bảo vệ chu toàn, tuyệt đối an toàn và bí mật cho Lãnh đạo Khu ủy Sài Gòn - Gia Định.
Khu Căn cứ Khu ủy Sài Gòn – Gia Định đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận Di tích cấp quốc gia vào ngày 23/12/1995 và nay ngành Văn hóa – Thể thao và Du lịch của tỉnh Bến Tre đang hàng ngày túc trực để giới thiệu với du khách về một thời oanh liệt mà Đảng bộ Sài Gòn - Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh và Đảng bộ tỉnh Bến Tre luôn sát cánh bên nhau trong chiến tranh và ngày nay
Đoàn khối Doanh nghiệp Thành Phố HCM thăm các cựu chiến binh
Lắng nghe thuyết trình về sơ đồ căn cứ ủy Sài Gòn Gia Định.
Đoàn khối Doanh nghiệp TP.HCM dâng hương cùng cựu chiến binh.
Các cựu chiến binh chia sẻ hoạt đồng Đoàn thời chiến.
Các đồng chí Lãnh đạo Khu ủy tại Khu căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định
© 2020 - fosco - Một thành viên của fosco.vn
Online: 1 | Ngày: 14 | Tháng: 493 | Tổng: 178354